Ba sản phẩm, Apple Watch Sport, Apple Watch và Apple Watch Edition, tất cả đều được tích hợp các tính năng như theo dõi chỉ số cơ thể và đồng bộ cùng các ứng dụng, vậy sản phẩm nào sẽ có thể đưa năng lực sản xuất lên một tầm mới. Apple Watch được mời chào là siêu sáng tạo, nhưng bạn lại chẳng thể mua nó tại cửa hàng vì nguồn cung ít; và chỉ có thể mua bằng cách đặt trước.
Nghe như một chiến lược kinh doanh quen thuộc phải không?
Trong khi phân tích kỹ thuật thường nêu lên những vấn đề về Chậm trễ và Sản xuất của bất kỳ chiến dịch tăng tốc nào của Apple, vẫn có những chuyên gia đưa ra quan điểm rằng “Marketing bỏ đói” mới là điều đang thực sự diễn ra.
Apple sử dụng chiến lược Marketing bỏ đói
Với những ai không nhận thức được về Marketing bỏ đói thì cốt lõi ở đây là việc mang các sản phẩm ra thị trường với mức giá hấp dẫn sau đó giảm nguồn cung. Sự thiếu hụt cung ứng giả này sẽ đem lại sức hút thị trường cực lớn. Trong trường hợp này, Apple được cho là đang có thương hiệu tốt nhất trên thế giới, nhưng Marketing bỏ đói còn nâng tầm giá trị này lên. Apple đã xây dựng chương trình đặt trước cho sản phẩm Apple Watch, và tạo ra ảo tưởng rằng sản phẩm này rất hiếm. Mọi người sẽ có ấn tượng rằng sản phẩm này rất cao cấp vì sự khan hiếm của nó, và họ sẽ cố để mua cho được. Từ đó, Marketing bỏ đói đã phù phép và giúp giá trị thương hiệu được nâng lên.
Xiaomi dẫn đầu cuộc chơi Marketing bỏ đói
Điều này đã được ghi nhận trong giới công nghệ và các công ty nhưng chúng ta lại biết rất ít. Các hãng công nghệ hàng đầu của Trung Quốc cũng đang học theo, và nhìn thấy thành công còn hơn cả những gì thế giới từng thấy, thậm chí vượt qua Apple. Xiaomi, hiện là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 3 thế giới, năm 2015 đã kỷ niệm ngày sinh nhật 5 tuổi của công ty với một chiến dịch giảm giá online đạt con số kỷ lục 2,11 triệu chiếc điện thoại bán ra chỉ trong một ngày. Mặc dù vậy, điều gây sửng sốt là thành tựu này trước đó thậm chí chưa có một công ty phương tây nào đạt được, kể cả Apple.
Cách thức Xiaomi thực hiện Marketing bỏ đói hoàn toàn khác với cách của Apple. Bên cạnh việc dùng những chiến thuật thường thấy về giảm lượng cung bằng cách sản xuất hàng hóa “vừa kịp”, Xiaomi còn kèm theo giá thành rẻ vô cùng hấp dẫn, với những chiếc điện thoại tốt mà giá chỉ bằng một nửa iPhone 6 của Apple. Đây vẫn là Marketing bỏ đói ở dạng tinh khiết nhất. Và với một công ty Trung Quốc, việc vừa tạo được sự khan hiếm, vừa tạo được giá thành hấp dẫn là quá vĩ đại. Nếu nhìn vào bức tranh lớn hơn, điều này nói lên rằng rất sớm thôi, các sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc sẽ được xem như “cao cấp” và không còn bị xem thường nữa.
Các sản phẩm Trung Quốc đang nâng cao giá trị
Với càng nhiều bài học từ thị trường điện thoại, điều tiên quyết cho bất kỳ chiến dịch Marketing bỏ đói và xây dựng giá trị thương hiệu nào đó là cần tạo những suy tưởng ban đầu cho khách hàng về một sản phẩm tốt. Tuy nhiên rất nhiều chiến dịch marketing sau khi tiến hành đã gặp thất bại vì chất lượng sản phẩm kém, Xiaomi thì khác.
Hãy nhìn vào những đặc tính của chiếc Xiaomi Mi-Note năm 2015: chip Qualcomm Snapdragon 901 với bộ xử lý đồ họa Adreno 330, RAM 3GB và camera 13 megapixel, và bạn không thấy điểm nào thuộc về những sản phẩm cấp thấp. Người chị em đắt tiền hơn của Mi Note, Mi Note Pro còn có những đặc tính tuyệt vời hơn: chịp Qualcomm Snapdragon 810 64-bit, cùng bộ xử lý đồ họa Adreno 430 và RAM 4GB. Với tất cả những điều đó, bạn sẽ thấy những chiếc điện thoại này là đối thủ đáng gờm của những dòng điện thoại cao cấp nhất năm 2015.
Hiệu năng của điện thoại Xiaomi vượt trên Apple
Bạn sẽ không bao giờ nghĩ rằng những chiếc điện thoại với tính năng ưu việt như vậy lại có giá rẻ hơn rất nhiều so với những đời điện thoại mới nhất của Apple. Nhưng đó là sự thực. Điều đáng kinh ngạc là CEO Lei Jun của Xiaomi đã công bố trong một sự kiện ra mắt sản phẩm ngày 13/8/2014 rằng: về tổng thể, hiệu năng trung bình của những chiếc điện thoại Xiaomi vượt xa của iPhone. Để dễ hiểu, người dùng thức dậy với điện thoại Xiaomi và dùng chúng được lâu hơn nhiều so với iPhone, dòng điện thoại nổi tiếng vì “thao túng” biểu đồ hiệu năng. Dung lượng pin lớn hơn của điện thoại Xiaomi so với Apple có thể một phần tạo ra sự chênh lệch hiệu năng này.
Không phải tình cờ mà trong sự kiện ra mắt sản phẩm tương tự, Lei lại nhắc đến dịch vụ khách hàng, hậu mãi và đội ngũ logistics tận tâm của hãng. Những con số thật sự nói lên việc các hãng Trung Quốc này đang làm chủ cuộc chơi của họ: khả năng nhận và vận chuyển 500 nghìn đơn hàng mỗi ngày và khả năng đáp ứng 226 triệu đơn hàng trong dưới 5 ngày. Nếu chỉ một yếu tố trong dịch vụ khách hàng tuyệt vời này đã có thể trưng ra trong một clip ngắn tại sự kiện, thì chúng ta rõ ràng đang nhìn thấy những thói quen trong công việc, trong mọi giai đoạn quyết định thể hiện đẳng cấp của một công ty hàng đầu.
Mô hình kinh doanh của Xiaomi
Trên tất cả, chúng ta thấy rằng mô hình kinh doanh vô cùng đặc biệt của Xiaomi thật sự đang gặt hái lợi nhuận. Cắt giảm những chi phí truyền thống cho marketing (và làm với social-media), phát triển phần mềm (giá rẻ hơn trên nền tảng Android), và phân phối (tránh các cửa hàng trực tiếp mà thiên về bán trên mạng), Xiaomi đã giữ đúng cam kết rằng giá thành và dịch vụ phần mềm là nguồn lợi chính của họ. Ví dụ, sạc dự phòng Xiaomi 10400 mAH thực sự đã đạt tiêu chuẩn cao cấp và bán được cực kỳ nhiều với giá thành đặc trưng của Xiaomi, đưa hãng này thẳng tiến tới lợi nhuận. Họ cũng đã xây dựng danh tiếng và xâm nhập thị trường Mỹ đầy tự tin chỉ bằng sạc dự phòng và các sản phẩm kèm theo điện thoại khác.
Ngoài ra cũng đừng quên phương pháp của Xiaomi: bán những chiếc điện thoại nồi đồng cối đá với tuổi thọ xoay vòng 18 tháng, trái ngược với những loại điện thoại chỉ được 6 tháng hoặc ít hơn. Ngày nay, tuân theo các nguyên tắc kinh tế đang chiến thắng.
Những công ty phần cứng khác của Trung Quốc đang học theo
Nhìn về thời điểm hiện tại, bạn sẽ thấy những nhà sản xuất Trung Quốc cũng đang học theo và lên những chiến lược Marketing bỏ đói còn cơ bản hơn. Công ty start up ở Thâm Quyến Oneplus cũng chỉ cho phép những khách hàng họ mời được mua điện thoại, và khách ngoài chỉ có thể mua vào Thứ Ba hằng tuần. Lenovo, hãng công nghệ Trung Quốc hiện đã mua lại thương hiệu Motorola, cũng tập trung vào một số thị trường được lựa chọn trên toàn cầu để tăng cường sức mạnh nhận thức thương hiệu. Asus hiện tại đã tiến tới mở các cửa hàng thương mại điện tử tương tự Lazada để phân phối hiệu quả hơn tại các nước châu Á. Tất cả các công ty trên cũng đang có chiến lược xoay quanh các phụ kiện điện tử như một nguồn lợi nhuận chính.
Nhưng sự khác biệt căn bản giữa Apple và những Ông lớn trong lĩnh vực điện tử tại Trung Quốc, ví dụ, là đồng hồ điện tử của Apple sẽ bán chạy lâu dài như những dòng điện thoại họ bán trước kia, trong khi những công ty như Xiaomi lại đang giúp các sản phẩm cao cấp trở về với giá bán bình dân. Như bất kỳ nhà công nghiệp học nào sẽ nói trên giảng đường: tạo ra các sản phẩm cao cấp nhất với giá thấp nhất có thể. Đó là những nguyên tắc nền tảng khiến các tập đoàn công nghệ lớn nhất của Mỹ cũng không thể ngoảnh mặt làm ngơ. Nếu không, các công ty Trung Quốc sẽ nhanh chóng đuổi kịp họ…
(Theo tech.co)
Tư vấn