Muỗi không chỉ gây phiền toái mỗi khi xuất hiện mà còn là tác nhân lây lan nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là sốt xuất huyết. Để kiểm soát và phòng chống dịch bệnh, thuốc phun muỗi chứa hoạt chất gốc Pyrethrine đang được Bộ Y tế khuyến nghị nhờ khả năng tiêu diệt muỗi nhanh chóng và mức độ an toàn cao khi sử dụng đúng cách.
Mục lục
Tuy nhiều người vẫn băn khoăn liệu phun thuốc muỗi có độc hại hay không? Trong bài viết ở dưới đây Innocare Pharma sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc và chia sẻ những lưu ý quan trọng để phun thuốc muỗi an toàn, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Thuốc phun muỗi là gì?
Thuốc phun muỗi là loại hóa chất diệt côn trùng (insecticide) được thiết kế đặc biệt để tiêu diệt muỗi trưởng thành, nhằm ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản, Zika…
Thuốc thường được phun dưới dạng sương mù hoặc khí dung giúp lan tỏa nhanh và tiếp xúc trực tiếp với muỗi.
Hiện nay, có ba nhóm thuốc phun muỗi phổ biến:
- Nhóm gốc clo hữu cơ: Trước đây được sử dụng rộng rãi nhưng hiện đã bị cấm do gây độc, tồn lưu lâu dài trong môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Nhóm gốc phốt pho hữu cơ: Có hiệu quả cao nhưng độc tính lớn, nguy cơ ngộ độc cao, hiện cũng không còn được khuyến khích sử dụng.
- Nhóm gốc Pyrethrine (và Pyrethroids): Là thế hệ mới, được Bộ Y tế cho phép sử dụng. Nhóm này chiết xuất từ hoa cúc hoặc tổng hợp tương tự, có ưu điểm an toàn hơn cho con người và vật nuôi, ít gây tồn lưu trong môi trường, diệt muỗi nhanh và hiệu quả.
Với ưu điểm vượt trội, nhóm thuốc gốc Pyrethrine hiện nay được ưu tiên lựa chọn trong các chương trình phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng và phun muỗi tại nhà.
Vậy phun thuốc muỗi có độc không?
Thuốc phun muỗi vốn có độc tính nhất định nhưng chỉ gây hại khi con người nuốt phải hoặc tiếp xúc trực tiếp với liều lượng lớn, sai cách. Cơ chế chính của thuốc là tác động qua tiếp xúc và vị độc, nhằm tiêu diệt muỗi hiệu quả mà không gây độc qua đường hô hấp khi được sử dụng đúng quy trình.
Các loại thuốc phun muỗi hiện nay được kiểm nghiệm nghiêm ngặt, đa phần thuộc nhóm độc trung bình hoặc nhẹ được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Khi phun đúng kỹ thuật, liều lượng, thuốc không gây ảnh hưởng đến người khỏe mạnh, kể cả trẻ em và người cao tuổi.
Tuy nhiên, nguy cơ ngộ độc có thể xảy ra khi dùng thuốc không rõ nguồn gốc, tự ý pha chế hoặc phun sai liều lượng, vượt mức khuyến cáo. Một số người có cơ địa nhạy cảm có thể xuất hiện triệu chứng nhẹ như: dị ứng da, đỏ mắt, ho, khó thở, ngứa hoặc hắt hơi.
Do đó, để đảm bảo an toàn, người dân cần tuân thủ đúng hướng dẫn, sử dụng thuốc được cấp phép và trang bị bảo hộ đầy đủ khi phun.
Ai không nên phun thuốc muỗi?
Mặc dù thuốc phun muỗi được kiểm nghiệm an toàn và hàm lượng hóa chất rất nhỏ, nhưng vẫn có một số nhóm người cần đặc biệt lưu ý hoặc tránh tiếp xúc trực tiếp:
- Người mắc bệnh hô hấp mãn tính: Những người bị hen suyễn, viêm phế quản mãn tính hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể bị kích ứng đường thở, ho, khó thở hoặc lên cơn hen khi tiếp xúc với thuốc, dù ở nồng độ thấp.
- Người bệnh tim mạch: Thuốc có thể gây kích ứng, khiến tim đập nhanh hoặc tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim đối với người có tiền sử bệnh tim mạch.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Đường hô hấp của trẻ còn non nớt, dễ bị kích ứng, dị ứng hoặc xuất hiện các phản ứng phụ như ho, sổ mũi, nổi mẩn.
- Người có cơ địa nhạy cảm, dị ứng: Những người dễ dị ứng với hóa chất có thể bị đỏ mắt, mẩn ngứa, kích ứng da hoặc khó thở.
- Phụ nữ mang thai và người cao tuổi: Nên thận trọng, hạn chế ở gần khu vực phun thuốc, đặc biệt trong thời gian thuốc chưa khuếch tán hết.
Để đảm bảo an toàn, những đối tượng trên nên rời khỏi khu vực phun thuốc ít nhất 1–2 giờ đồng thời đợi nhà được thông thoáng hoàn toàn trước khi quay lại sinh hoạt bình thường. Nếu cần thiết, có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi quyết định phun hoặc ở gần nơi phun thuốc.
Lưu ý khi phun thuốc diệt muỗi
Khi phun thuốc diệt muỗi tại nhà hoặc trong cộng đồng cần lưu ý những nguyên tắc quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe:
- Chọn thuốc được Bộ Y tế cấp phép: Ưu tiên sử dụng thuốc diệt muỗi có nguồn gốc rõ ràng đã qua kiểm nghiệm, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Tránh tuyệt đối các loại thuốc trôi nổi, không nhãn mác hoặc không rõ thành phần vì dễ gây độc hại và kém hiệu quả.
- Tuân thủ liều lượng, hướng dẫn và trang bị bảo hộ: Pha thuốc đúng tỷ lệ được khuyến cáo trên nhãn sản phẩm không tự ý tăng giảm liều. Khi phun cần mặc đồ bảo hộ kín, đeo khẩu trang, găng tay và kính để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
- Không phun khi mưa hoặc gió lớn: Thời tiết xấu sẽ làm thuốc bay tán, giảm hiệu quả diệt muỗi và dễ gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Thời điểm phun tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều mát, khi gió nhẹ.
- Đảm bảo thông thoáng và cách ly tạm thời: Trong và sau khi phun thuốc, nên mở cửa sổ để tăng thông thoáng, đồng thời tạm thời ra ngoài trong ít nhất 2–3 giờ để tránh hít phải hơi thuốc. Đặc biệt, trẻ nhỏ, người già và người bệnh hô hấp nên cách ly lâu hơn (từ 4–6 giờ) để đảm bảo an toàn.
- Làm sạch sau phun: Giặt sạch quần áo, vệ sinh tay và các vùng da tiếp xúc nếu có dính thuốc. Các vật dụng, đồ ăn, nước uống nên được che đậy kín trước khi phun, hoặc lau rửa lại kỹ sau khi thuốc khô.
Ngoài ra việc tự ý pha hoặc dùng thuốc không kiểm soát có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc ở muỗi, gây độc cho con người, vật nuôi và môi trường xung quanh.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc phun thuốc muỗi có độc không và cung cấp những lưu ý quan trọng khi sử dụng. Để bảo vệ gia đình bạn an toàn khỏi muỗi, bạn có thể tham khảo Combo xịt chống muỗi PlasmaKare nhé.