Đưa ra một mức giá đáng ngạc nhiên để thu hút khách hàng tiềm năng, sau đó giảm nguồn cung, tạo sự thiếu hụt cung ứng trong tưởng tượng, rồi tăng giá và mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Nhưng vai trò cuối cùng của “Marketing bỏ đói” không phải quy luật của giá, mà là đem lại giá trị tăng thêm cho thương hiệu. Soobest.com tin rằng giá trị tăng thêm này có thể vừa tích cực lại vừa tiêu cực.
Mục lục
Một nhà cung ứng hàng hóa có ý định giảm sản xuất để đạt quy luật cung cầu, tạo ra một nhu cầu “ảo” để định giá sản phẩm cao hơn và sinh lời. Điều này cũng được gọi là “marketing bỏ đói”. Đây là sự điều chỉnh lượng cung ứng để tác động lên giá cả các sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm đạt được mục đích tăng giá.
Rõ ràng marketing bỏ đói rất dễ để triển khai. Đưa ra một mức giá đáng ngạc nhiên để thu hút khách hàng tiềm năng, sau đó giảm nguồn cung, tạo sự thiếu hụt cung ứng trong tưởng tượng, rồi tăng giá và mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Nhưng vai trò cuối cùng của “Marketing bỏ đói” không phải quy luật của giá, mà là đem lại giá trị tăng thêm cho thương hiệu.
“Thương hiệu” là một yếu tố xuyên suốt quá trình marketing bỏ đói. Đầu tiên, sự vận hành của marketing bỏ đói cần phụ thuộc vào một thương hiệu mạnh. Và cũng vì “thương hiệu”, marketing bỏ đói có thể là một con dao hai lưỡi.
Một khi con dao này được dùng tốt, nó mang lại giá trị cho thương hiệu. Và một khi con dao này được dùng không tốt, nó sẽ gây tổn hại và do đó làm giảm giá trị của thương hiệu. Nhưng cần hiểu rằng, hiệu ứng cuối cùng của marketing bỏ đói không chỉ để tăng giá sản phẩm, mà là tạo ra giá trị tăng thêm cho thương hiệu, cũng như tạo lập một hình ảnh thương hiệu có giá trị cao. Vậy cuối cùng phải làm thế nào để vận hành marketing bỏ đói?
1. Cộng hưởng tâm lý
Các sản phẩm tốt cần có sự nhận thức và chấp nhận của khách hàng. Chỉ khi có đủ tiềm năng thị trường thì marketing bỏ đói mới có thể vận hành, nếu không nó sẽ trở nên vô ích. Kiên trì tìm kiếm mong muốn của con người nhằm nhấn mạnh những lợi ích chức năng của sản phẩm, đặc tính của thương hiệu, hình ảnh có tổ chức của thương hiệu, nhấn mạnh những mối quan hệ tình cảm để tiếp xúc với tâm lý thị trường khu vực và đạt tới sự cộng hưởng tâm lý với khách hàng. Đây là nguyên tắc của “marketing bỏ đói”.
2. Vận hành dựa trên khả năng của bạn
Vài nhà sản xuất tự động cần vận hành chiến lược marketing bỏ đói dựa trên những đặc tính của sản phẩm, các nguồn lực con người, các kênh phân phối, và khả năng marketing. Bất kỳ sự bành trướng hành vi kinh tế mù quáng nào cũng sẽ dẫn tới thất bại. Mù quáng khuấy động khao khát của khách hàng sẽ định trước việc làm giảm dần sự kiên nhẫn của họ. Và một khi vượt quá ranh giới tâm lý, khách hàng sẽ quay lưng bỏ đi và lựa chọn các đối thủ cạnh tranh khác. Các nhà sản xuất tự động luôn phải cân nhắc yếu tố này. Bởi vì luôn có một khía cạnh “không chắc chắn” trên thị trường đủ quan trọng để trở thành ưu tiên hàng đầu trong việc xây dựng và vận hành chiến lược.
3. Chiến dịch quảng bá
Tăng cường sự khao khát của khách hàng là sách lược hàng đầu của marketing bỏ đói. Do vậy, các chiến dịch quảng bá đã và đang trở thành một phần cốt lõi trong marketing của doanh nghiệp. Những danh sách mới, quảng cáo hard và soft (cứng, trực tiếp, rõ ràng và mềm, gián tiếp, gợi mở), quảng cáo trên tivi, radio, báo, tạp chí và những kênh truyền thông khác, quảng bá qua các ngôi sao, triển lãm, những đánh giá chuyên môn, các kênh bán hàng thống nhất và những cách thức khác, tất cả đều có ưu thế riêng của mình. Các nhà sản xuất cần dựa trên những đặc tính riêng của bản thân để lựa chọn cách thức quảng bá tốt nhất.
4. Đánh giá tình huống
Ở những điều kiện thử nghiệm không đồng nhất, những khao khát của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng một phần bởi các hoạt động thị trường của đối thủ cạnh tranh, và đội khi dẫn tới những thay đổi hành vi bất thường, sự chuyển đổi cảm xúc và thúc đẩy mua sắm ở khách hàng. Do vậy, các nhà sản xuất tự động cần quản lý chặt chẽ các xu hướng chiến lược thị trường để tăng cường sự linh hoạt và phản ứng nhanh. Mặc dù vậy, một số tác động của các nhà sản xuất tự động lại quá đơn giản để xem xét và tham khảo.
Cần lưu ý rằng sự thành công của “marketing bỏ đói” liên kết chặt chẽ với cạnh tranh trên thị trường, sự trưởng thành của khách hàng, và khả năng không thể thay thế được của sản phẩm. Nói cách khác, khi thị trường bị cạnh tranh, khách hàng chưa đủ trưởng thành, và tính cạnh tranh của các sản phẩm là không thể thay thế được, “marketing bỏ đói” sẽ dễ dàng thực hiện hơn. Còn không thì đó sẽ chỉ là mộng tưởng của các nhà sản xuất.
Nguồn: Soobest.com